Mô hình FARMSTAY là một xu hướng kinh doanh đang hot, phát triển mạnh và nở rộ ở Việt Nam nói chung cũng như Tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Trên nhiều phương tiện thông tin hiện nay có rất nhiều định nghĩa về FARMSTAY nhưng nhiều định nghĩa không đúng. Thậm chí có sự nhầm lẫn giữa FARMSTAY và HOMESTAY hay HOME TOUR.
Nếu chúng ta không tiếp cận đúng định nghĩa về FARMSTAY. Thì chúng ta sẽ làm mất đi một mô hình kinh doanh liên quan đến hai ngành: Du lịch và nông nghiệp. Vậy nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu về FARMSTAY là gì? Phân tích rủi ro và tiềm năng của mô hình kinh doanh này nhé!!!
1. Mô hình FARMSTAY là gì ?
Từ điển Macmillan cho rằng, mô hình farmstay là : “A stay on a farm as a paying guest, giving you experience of life in the country”. Dịch là: “Việc ở lại tại một trang trại như một vị khách trả tiền, được trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn”.
Còn theo trang lexico.com (một trang từ điển của Oxford), farmstay là: “A farm offering accommodation to paying guests”. Dịch là: “Một trang trại cung cấp chỗ nghỉ cho khách trả tiền”.
Tóm lại, farmstay có thể hiểu ngắn gọn là một nông trại đang hoạt động có chỗ nghỉ lại cho du khách đến trải nghiệm. Vậy nên cần sử dụng đúng định nghĩa trên thế giới là “farmstay = farm (nông trại) + stay (ở lại)”.
Khi đã hiểu đúng định nghĩa farmstay thì việc phát triển đầu tư kinh doanh farmstay mới đúng với định nghĩa thế giới. Định nghĩa “farmstay = farm + stay” mới thể hiện được đúng bản chất của farmstay là trải nghiệm. Chỉ khi ở lại (stay) trong farm thì mức độ trải nghiệm mới thực sự được đẩy lên cao để trở thành một điểm khác biệt duy nhất.
2. Rủi ro và tiềm năng khi đầu tư mô hình FARMSTAY.
2.1.1 Lợi ích khi tham gia mô hình farmstay:
Phong phú nguồn thu: Farmstay là sự kết hợp 2 yếu tố farm và stay. Thiếu bất kì yếu tố nào thì không thể gọi là farmstay. Nguồn thu từ mô hình farmstay sinh ra từ 2 yếu tố này:
– Đối với yếu tố Farm thì ngoài việc bán nông sản từ trang trại của bạn thì bán có thể bán thêm trải nghiệm canh tác nông nghiệp cho du khách.
– Đối với yếu tố stay thì ngoài cho thuê phòng nghỉ dưỡng. Bạn có thể cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ về văn hóa – ẩm thực đặc trưng bản địa.
2.1.2 Nâng tầm thương hiệu nông sản:
Khi thương hiệu farmstay càng lớn, càng được nhiều người biết đến. Thì càng nhiều người muốn sở hữu, trải nghiệm sản phẩm của bạn. Bởi vì khách hàng tin rằng những sản phẩm đó chất lượng. Và đó chính khách hàng được tận mắt, tận tay thực nghiệm quá trình canh tác sạch của farm. Đến lúc đó, lượng khách hàng sẽ vượt quá khả năng cung cấp của farmstay.
Và bạn có quyền lựa chọn khách hàng để trải nghiệm farmstay. Bạn có nguồn lực thiết kế bao bì, nhãn mác cho sản phẩm nông sản từ trang trại của mình. Những việc này giúp bạn tăng giá sản phẩm nông sản, giá phòng và giá dịch vụ trải nghiệm cao hơn.
2.1.3 Phân khúc thị trường rộng lớn:
Cuộc sống hiện đại ở thành phố có nhiều vấn đề như: ô nhiễm không khí, ồn ào, xô bồ, thực phẩm bẩn, áp lực công việc.
Vì thế lượng khách hàng có mong muốn trải nghiệm cuộc sống thôn quê ở farmstay là rất lớn. Mô hình farmstay là loại hình được nhiều gia đình, các nhà trường, tổ chức giáo dục các bạn trẻ thành phố lựa chọn. Để trẻ em và mọi người được gần gũi thiên nhiên, được tham gia tìm hiểu về cây trồng, vật nuôi giúp có thêm nhiều vốn sống thúi vị.
2.1.4 Quảng bá lối sống xanh, du lịch xanh.
Khi kinh doanh mô hình farmstay thì phải xây dựng trang trại theo hướng nông nghiệp sạch. Không có cơ hội cho sử dụng các chất kích thích, thuốc trừ sâu vào trang trại. Vì chính du khách sẽ tham quan và trải nghiệm quá trình canh tác của farmstay. Từ đó những du khách yêu thích farmstay sẽ quảng bá hình ảnh, lối sống xanh, du lịch xanh ở Việt Nam tới cộng đồng trong và ngoài nước.
2.2 – Những rủi ro khi kinh doanh mô hình FARMSTAY.
Vì là mô hình khá mới mẻ nên nên mô hình farmstay được cho rằng thiếu hành lang pháp lý. Bởi đây là dạng bất động sản nghỉ dưỡng trên đất nông, lâm nghiệp. Vì vậy việc được cấp sổ đỏ hay không chưa thể khẳng định được. Thường những bất động sản nông trại phối hợp nghỉ dưỡng không có sổ đỏ mà là hợp đồng cùng cam kết thời gian làm được sổ nhưng cũng không thể nói trước được.
Cho nên, vấn đề đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh Farmstay là nên chọn thuê hoặc mua những lô đất đã có sổ, đường vào đất thuận tiện, tìm hiểu rõ về tranh chấp, không nên chọn những lô đất chưa có sổ vì tìm ẩn rất nhiều rủi ro.
Nguồn: Sưu tầm.