Cảnh báo tín dụng đổ vào BĐS

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đưa ra cảnh báo về tín dụng đổ vào BĐS. Bởi lẽ, dù tăng trưởng tín dụng vào BĐS không bằng năm 2015 nhưng cho vay tiêu dùng, mà phần lớn trong đó có liên quan đến mua nhà ở, lại tăng rất mạnh nên.

Tại Hội thảo Tổng quan thị trường tài chính 2016, diễn ra sáng 10/11, bức tranh về tình hình tài chính của Việt Nam vừa được phác thảo rõ nét.

Theo ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) cho biết, đã áp dụng hai hệ số thâm dụng tín dụng và hệ số chênh lệch tín dụng để đánh giá mức độ phù hợp của tín dụng. NFSC là cơ quan đầu tiên ở Việt Nam sử dụng hai hệ số này để đánh giá áp lực của yếu tố tiền tệ đến lạm phát. Với 2 hệ số này, NFSC nhận định yếu tố tiền tệ đã được điều chỉnh hợp lý trong năm 2016, không gây áp lực đối với lạm phát trong năm 2017.

Tăng trưởng kinh tế có khả năng đạt mức 6.7%, cải thiện khá nhờ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo xung lực mới cho khu vực tư nhân. Do đó, khu vực này sẽ trở thành động lực chính của năm 2017, do giá năng lượng và nông sản thế giới được dự báo phục hồi. Vì vậy, NFSC dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017.

Chủ tịch Vũ Viết Ngoạn
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn phát biểu tại Hội thảo

Đánh giá về khu vực ngân hàng, Phó chủ tịch NFSC, Trương Văn Phước cũng cho biết, cơ quan này đánh giá cao chính sách tiền tệ trong năm 2016 với việc giữ ổn định lạm phát và ước tính tín dụng năm nay tăng 18 – 19%. Theo ông Phước, mức tăng trưởng tín dụng 2016 tương đối tốt và việc phân bổ vốn đã đi đúng vào thực chất hơn. Tuy nhiên, ông cho rằng, vẫn còn nhiều dấu hiệu băn khoăn và cần lưu ý để tránh nguy cơ gây “bong bóng” BĐS.

Ông Phước dẫn số liệu cho thấy tín dụng BĐS năm 2016 dù chỉ tăng trưởng 12% (cùng kỳ năm ngoái tăng 28%) nhưng có một dấu hỏi lớn ở mảng cho vay tiêu dùng . “Tín dụng tiêu dùng năm nay tăng gần 40% mà phân nửa chỗ này liên quan đến mua nhà ở, các căn hộ”, ông Phước nói.

Theo tính toán của ông Phước, mức sinh lời của toàn hệ thống ngân hàng năm nay ước khoảng 120.000 tỷ đồng. Nhưng các nhà băng phải trích lập 70.000 tỷ đồng nên số lợi nhuận sau thuế ước chừng còn khoảng 40.000 tỷ. “Với việc chi phí khác đang chiếm hai phần ba mức lãi thực của hệ thống ngân hàng cho thấy nợ xấu vẫn là một gánh nặng”, ông nói.

Năm 2016, hệ thống ngân hàng dự tính sẽ xử lý khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ chuyển sang VAMC sẽ với liều lượng ít hơn năm ngoái, chỉ chiếm khoảng 20%. Phần còn lại, các ngân hàng sẽ phải tự lực xử lý thông qua thu đòi nợ hoặc bán bớt tài sản…

Tại Hội thảo, ông Trương Đình Tuyển cho rằng, cách nói “nợ xấu được xử lý tích cực” là chưa hợp lý. Bởi theo ông, đây vẫn là vấn đề lớn làm hạn chế khả năng giảm lãi suất. 

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy khẳng định, cách xử lý nợ xấu hiện nay vẫn cần phải cân nhắc lại. Theo ông, quan điểm không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước, nợ xấu của ngân hàng thương mại vốn Nhà nước là không hợp lý. “Nếu tư nhân vay vốn, đúng là đương nhiên Nhà nước, không thể trả nợ cho anh ta. Nhưng doanh nghiệp Nhà nước vay, mà khi vay nhiều tập đoàn cũng có bảo lãnh của Chính phủ mới được vay) thì không hiểu sao chủ của doanh nghiệp đó lại bảo kệ. Nếu kệ thì ngân hàng làm sao thoát khỏi cái bệnh này”, ông Thúy cho biết.

Cuối tháng 11, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia sẽ công bố báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2016. Đây là báo cáo thường niên từ năm 2013 và là ấn phẩm định kỳ báo cáo Thủ tướng. 

Theo báo cáo, tăng trưởng kinh tế năm 2016 được hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, tương đương 170% GDP. Lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh. Thị trường chứng khoán tăng gần 20%, vốn hóa thị trường đạt 38% GDP so với mức 32.4% năm ngoái.

[contact-form-7 id="18637" title="Contact form ở trang tin tức"]